Friend with Benefits, hay khi sex không chỉ là sex

Tự dưng tôi muốn có một buổi tối xem phim, và trong cái tình trạng các phim đã down về mà chưa kịp xem đã đi toong cùng 1TB dữ liệu, xem lại phim cũ là một sự lựa chọn không tồi (hoặc duy nhất – tùy xem cách nhìn của mỗi người ra sao). Và “Friend with Benefits” đã là người được chọn.

 

Poster film. Nhìn Mila dù ngực lép nhưng quá là quyến rũ đi.

Poster film. Nhìn Mila dù ngực lép nhưng quá là quyến rũ đi.

 

 

  Lần xem thứ hai có lẽ cảm xúc hơi khác lần đầu đôi chút, có thể nói là già hơn hay chính xác hơn là trưởng thành hơn trong lối suy nghĩ – cũng như phần nào đấy có thể hiểu là ở 2 lần xem phim, tôi đã tự có cho mình 2 tâm thế khác nhau, mà ở đây điều tôi muốn nói là về chuyện tình cảm. Nếu như lần đầu xem phim đọng lại trong tôi chỉ đơn giản là những cảnh “nóng”, ít quần áo, gợi cảm (mặc dù có phần lép) của Mila Kunis (trong vai Jamie) thì trong lần này, ngoài việc để ý body của Justin (trong vai Dylan) ra thì cũng bắt đầu chú ý đến câu chuyện kỳ lạ của bộ phim. Anh chàng mới đến (new guys to town??), quen 1 cô nàng, gặp nhau vài lần, cùng nhau xem phim sến, rồi quyết định sẽ là bạn thân, chỉ đơn giản như để “have sex like a tennis game”.

 

Xem đến đây là biết sắp có biến rồi.

Xem đến đây là biết sắp có biến rồi.

 

 

Và đúng là có biến thật...

Và đúng là có biến thật…

 

 

  Ơ, và thế là họ làm thế thật. Có lẽ mọi thứ sẽ đơn giản là kết thúc như thế, thoải mái cho cả đôi bên, sex xong, anh đi đường anh, tiếp tục làm công việc bình thường, cô đi đường cô, tiếp tục đi săn đầu người (hoặc gọi là trợ giúp tuyển dụng). Nhưng, quan trọng là ở chỗ “Cô ấy là đàn bà, tình dục không chỉ là tình dục đối với họ kể cả khi họ không thừa nhận chúng” và đúng là như thế thật, cho đến khi Jamie biết với cô ấy Dylan không chỉ đơn giản là ông bạn thân có thể have sex free thì Dylan vẫn mộng mị không biết thực sự mối quan hệ của hai người đang là gì. Nếu như là lần xem đầu tiên, thì chắc tôi vẫn chẳng quan tâm đến cái sự thay đổi trong suy nghĩ của Jamie về Dylan, nhưng lần này lại cứ khang khác? Xem đến đoạn đấy cứ cảm giác phải thốt lên là “Poor Dylan, đàn bà rắc rối lắm, dính vào rồi, khổ rồi” mà chả nói được nên lời? Thay vào đấy lại cứ cười cợt anh ý. Nhưng như bao mô típ phim tình cảm sến Mỹ thì anh Dylan vẫn đến với chị Jamie, thoát khỏi kiếp bạn thân..

 

Scenes mình thích nhất của cả phim. Có cái gì đấy rất lãng mạn, cảm giác nhìn cảnh này chỉ muốn hai người ôm chầm lấy nhau, chứ không phải là...

Scenes mình thích nhất của cả phim. Có cái gì đấy rất lãng mạn, cảm giác nhìn cảnh này chỉ muốn hai người ôm chầm lấy nhau, chứ không phải là…

 

 

Vậy tại sao lại là Sex mà lại không chỉ là sex?

 

  Thoát khỏi cái mác 18+, bộ phim để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc trái chiều. Nếu như anh Tommy cứ liên tục khẳng định với Dylan rằng với đàn bà thì sex không chỉ là sex, thì những thứ mà tôi đã tin tưởng cho đến trước năm ngoái là cái gì? Hoặc như khi Tommy nói với Dylan rằng, cuộc đời không phải là đi tìm kiếm người mà bạn có thể đi chơi mỗi tối thứ sáu, mà là tìm một người có thể ở bên bạn cả ngày thứ bảy, thì đột nhiên trong tôi nghĩ ngay đến việc lời khuyên của các cậu bạn gay luôn là một thứ đáng tin (Tất nhiên là gay như anh Tommy – bạn Dylan, chứ không phải như Quân Kun). Trừ khi anh ta rủ bạn đi gay bar hoặc tương tự thế, thì tin tôi đi, có một ông bạn gay là một điều tuyệt vời.

 

Ông bạn gay tuyệt vời - Tommy.

Ông bạn gay tuyệt vời – Tommy.

 

 

  Từ đầu phim tôi đã nghĩ rằng, nếu mà ông đạo diễn nào làm ra một bộ phim kiểu này, thì sex sẽ thuần túy chỉ có sex thôi, tức là một khi đã làm tình, thì họ sẽ chỉ giữ cho mối quan hệ của họ xoay quanh sex, và tadaaa không, vì sao, vì xen kẽ các chi tiết sex ấy là một mạch sến, nhỏ thôi. Cái mạch sến nó lớn dần theo quá trình xảy ra của câu chuyện, khi Dylan biết về mẹ của Jamie, khi Jamie đến nhà Dylan chơi dịp Quốc khánh, hay kể cả khi Jamie phát hiện ra (thực chất là được chị của Dylan kể) rằng Dylan nhà ta thực ra là một anh chàng có vấn đề với toán học cơ bản, thì mối quan hệ của họ cũng nhẹ nhàng hơn mức bạn thân từ lúc nào không hay. Và uỳnh, sex lúc này đã không còn chỉ đơn thuần là sex, nó là một thứ gì đó hơn sex, nó là tình yêu. Là cái mà khi ông bố bị Alzheimer của Dylan nói với anh, rằng ông đã tiếc như nào khi đánh rơi mất tình yêu của cuộc đời mình. Tất cả chỉ như việc đúc kết lại rằng, sex vui đấy, nhưng sex không tình yêu thì chả có gì lâu bền. One night stand có lẽ phù hợp với các bạn sinh viên (điều luôn được bà mẹ Jamie nhắc đi nhắc lại về thời sinh viên những năm 70 của bà) chứ không phải là dành cho những người trưởng thành, những người biết mình muốn gì và cần gì. Và sau khi xem hết gần 2 tiếng phim lần thứ 2, thì tôi càng thêm củng cố cái suy nghĩ rằng, không có cái gọi là “Bạn thân khác giới”, đơn giản chỉ là khi nào nó biến thể thành “Thân anh cũng thành thân em” mà thôi.

 

  Tóm lại, phim này khá đáng để xem 1 mình, xem 2 mình cũng tốt, nhưng nếu bạn có một cô bạn gái hay ghen và dễ hỏi về quá khứ, thì đó là một sự lựa chọn khá là tồi hehe.

1735km – hay là quãng đường đủ dài để họ yêu nhau

” Em thích anh như hồi mới quen hơn, viết nhiều note để em có cái đọc” 

Chả mấy khi có người bỏ thời gian ra đọc note của mình, xong rồi lại còn bảo thích. Hmm 
—————- 

Anh không viết không phải vì anh không muốn viết, mà đơn giản là vì a chả biết viết cả gì cho đặng. Khi mà a viết nhiều tức là đời sống tinh thần của anh nở hoa, những điều đẹp đẽ nhất, lãng mạn nhất, sexy nhất đang đến bên anh. Còn cái lúc mà anh không viết nữa, cũng là cái lúc anh cảm thấy sự khô hạn trong tâm hồn của mình. Có những khi muốn là không đủ, phải có cảm hứng. Và khi anh không có em, anh cảm thấy mình mất cảm hứng. Vì thế, anh không viết. 

————— 

Hôm trước được xem 1735km, một feature film làm mình khá ấn tượng. Bỏ qua đi những lỗi về kỹ thuật, về hình ảnh hay lối dựng phim, thì Phim kể một cậu chuyện mà mình thích, vậy nên mình thích. 

Phim nhẹ nhàng, sến một cách nhẹ nhàng. Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, làm cho khối anh khối chị đang trong tình trạng độc thân muốn đứng lên và đạp cái lớp vỏ FA ra mà chạy lên tàu Bắc Nam kiếm cho mình một nửa còn thiếu. Cũng như làm cho khối anh khối chị đang giận dỗi nhau phải nghĩ về bao khó khăn để cho mình có được hôm nay để mà bỏ qua cho nhau, để mà “gặp nhau theo một cách khác”. 

Xuyên suốt cả phim là cuộc phiêu lưu khó tin của một đôi trẻ, từ cái cách họ gặp nhau trên tàu, cho đến cái lúc họ cảm thấy rõ ràng một phần nào đó họ sinh ra để dành cho nhau, nó bình thường như cái chuyện ngón áp út tay trái có mạch máu dẫn thẳng đến tim vậy. 

Kiên – một chàng trai kiến trúc, luôn bay bổng trong sự phiêu lưu của bản thân, nhưng cái hành động của anh thì lại cho người ta thấy anh mang trong mình cái máu nghệ sĩ xịn nhất trong các loại xịn. Phiêu lưu nhưng không quá đà, lạc quan nhưng lại luôn thực tế (Vì cái thực tế lạc quan đã giúp anh kéo cả 2 người ra khỏi cái tình trạng khó khăn mà họ đang gặp phải.). Nói Kiên nghệ sĩ xịn không phải không có cái lí của nó, vượt lên trên tất cả các sự nửa vời của những anh nghệ sĩ dởm, Kiên sống những phút giây đáng sống nhất của một người nghệ sĩ. Anh không khó khăn trong việc tìm ra cho mình một con đường để đi vì anh vốn cho rằng đi khắp nơi là một cái thú. Nhưng bù lại, anh lại như bao chàng trai khác khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm của bản thân, dù là với người con gái mà anh đã chủ động “trêu”, và làm quen trên tàu trước đó không quá lâu. Anh yêu Trâm Anh và anh đã dám vượt qua mọi thứ để bày tò với cô, điểm này làm mình thích ở anh, vì ở đâu đó mình biết rằng mình giống anh. 

Trái ngược với Kiên, Trâm Anh một cô nhân viên ngân hàng, với việc giỏi nhất là đếm tiền nhưng thật sự thì lại có một tâm hồn bay bổng. Đôi khi mình thấy lại có phần bay bổng hơn cả Kiên – một nhân vật “được quyền” bay bổng. Đặc biệt là lúc mới quen Kiên, mình thấy Trâm Anh luôn tỏ ra mình mạnh mẽ, mình cứng rắng, mình có nguyên tắc và luôn sống thực tế nhưng mọi sự dường như biến mất khi cô cứ tưởng tượng về câu chuyện tình của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. Cũng phải thôi vì hoàn cảnh của cô bây giờ nào có khác Tiên Dung là mấy? Là một cô gái gốc Hà Thành, những cảnh phin ở Hà Nội là những cảnh mình thích nhất, đặc biệt là câu chuyện củ Trâm Anh với bà. Một phần nào đó cuộc trò chuyện trước khi cô rời Hà Nội, đã góp phần vào việc thay đổi suy nghĩ sau này của cô, điều này mình thích, vì những câu chuyện xảy ra ở Hà Nội, mà theo mình, sẽ chỉ giúp người ta tìm được cái thỉ mà mình thật sự yêu mà thôi. 

Kiên nghệ sĩ, Trâm Anh thực tế nhưng lại có những giây phút bay bổng. Những tưởng họ sẽ chả có gì liên quan đến nhau, nhất là khi Trâm Anh đã sớm được bố mẹ gả cho một anh nào đó. Ấy thế mà chỉ qua một cuộc phiêu lưu với anh chàng họa sĩ, cô đã sẵn sàng bỏ cái cơ hội về Sài Gòn sớm để lên xe khách cùng anh chàng đồng hành bất đắc dĩ. Ở Hội An, cô biết mình đã có phần nào “đổ” Kiên, nhưng cũng như bao cô gái khác, đổ là phải giấu trong lòng, để cho anh trai đoán già đoán non đến chết mới chịu. Khổ thân Kiên. Và rồi cái sự giận dỗi của Trâm Anh khi Kiên không tiễn cô ở sân bay từ Nha Trang về Sài Gòn, lại càng làm rõ cái tình cảm mà cô vẫn cố kìm nén, kím nén cái sự lựa chọn mà bản thân cô có quyền chọn lại. Cái tâm lý thực tế đến lạ kỳ của các cô gái tuổi này, sợ chọn lại, nhất là khi sự lựa chọn hiện tại “có vẻ” an toàn hơn. Lần này sự thực tế trong cô đã thắng sự bay bổng được Kiên mở ra mấy ngày qua. 

Đấy, câu chuyện của họ nó xảy ra cứ nhẹ nhàng và đáng yêu như thế cho đến lúc họ về Sài Gòn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, họ làm quen (duyên gớm đấy mới ngồi cạnh được trên tàu), họ cùng nhau làm đủ thứ, họ nghĩ đến nhau, họ vượt qua khó khăn cùng nhau, và họ yêu nhau từ lúc nào họ cũng không biết. Cái gốc lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, âu cũng chẳng có sai là mấy. 
————————– 

Cũng muốn viết nốt về cái kết, nhưng thật ra để mọi người tự khám phá khi xem film, có lẽ hay hơn. Chỉ dám nói cái kết nó không hề sến cho một bộ phim sến, nó dí dỏm, có chút bí ẩn, và mở. Một phim Việt mà mình rất vui khi giới thiệu cho bất kỳ ai xem. Vì mình thích, nên chắc khó mà các bạn có thể ghét, nhỉ. Ai mà chả thích mấy thứ đáng yêu?.. 

Và đấy, rõ ràng 1735km là đủ, đủ để cho họ yêu nhau.